7.4 KiB
title | published | description | tags | cover_image | canonical_url | id |
---|---|---|---|---|---|---|
#90DaysOfDevOps - DevOps - The real stories - Day 6 | false | 90DaysOfDevOps - DevOps - The real stories | devops, 90daysofdevops, learning | null | null | 1048855 |
DevOps - Những câu chuyện thực tế
Lúc đầu, DevOps được cho là không thực tế với nhiều người do thiếu môi trường và các điều kiện như Netflix hay các công ty trong Fortune 500 đang có. Nhưng giờ đây, tất cả các các doanh nghiệp đang tìm cách áp dụng các phương pháp DevOps, nó đang trở thành chuẩn mực.
Bạn sẽ thấy từ các tài liệu tham khảo bên dưới rằng có rất nhiều ngành và ngành dọc khác nhau đang sử dụng DevOps và nó có tác động tích cực đến các mục tiêu kinh doanh của họ.
Lợi ích bao trùm ở đây là nếu DevOps được thực hiện đúng cách, tốc độ và chất lượng phát triển phần mềm của doanh nghiệp sẽ được cải thiện.
Hôm nay, chúng ta sẽ xem xét các công ty thành công đã áp dụng phương pháp DevOps và chia sẻ câu chuyện thực tế của họ. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để cộng đồng tham gia. Bạn đã áp dụng văn hóa DevOps trong doanh nghiệp của mình chưa? Nó có thành công không?
Chúng ta đã đề cập đến Netflix và sẽ đề cập đến nó một lần nữa vì đây là một mô hình rất tốt và khá tiên tiến so với những gì chúng ta thường thấy ngày nay và cũng sẽ đề cập đến một số doanh nghiệp lớn khác đã và đang thành công khi áp dụng các phương pháp, văn hoá DevOps.
Amazon
Năm 2010, Amazon đã chuyển từ các máy chủ vật lý sang sử dụng điện toán đám mây AWS (Amazon Web Services). Điều này cho phép họ tiết kiệm tài nguyên bằng cách tăng/giảm dung lượng theo từng bước rất nhỏ. Chúng ta cũng biết rằng trong nhiều năm trở lại đây, AWS đã phát triển và tạo ra doanh thu khổng lồ cho Amazon.
Vào năm 2011 (theo video ở phía dưới), Amazon đã áp dụng một quy trình triển khai liên tục cho phép nhóm phát triển có thể triển khai mã bất cứ khi nào họ muốn tới bất cứ máy chủ nào họ cần. Điều này cho phép Amazon triển khai phần mềm mới cho các máy chủ sản xuất với thời gian trung bình là 11.6 giây!
Netflix
Ai sẽ không sử dụng Netflix? Đây rõ ràng là một dịch vụ phát trực tuyến khổng lồ với chất lượng cao, mang lại trải nghiệm người dùng tuyệt vời, ít nhất là đối với cá nhân tôi.
Tại sao trải nghiệm người dùng Netflix lại tuyệt vời như vậy? Khả năng cung cấp dịch vụ mà không gặp một lỗi nào đáng kể đòi hỏi tốc độ, sự linh hoạt và chú ý đến chất lượng.
Nhóm phát triển tại Netflix có thể tự động xây dựng các đoạn mã thành các web images có thể được triển khai mà không cần phụ thuộc vào đội vận hành. Khi các images được cập nhật, chúng được tích hợp vào cơ sở hạ tầng của Netflix bằng cách bằng cách sử dụng nền tảng web được tùy biến.
Giám sát liên tục đảm bảo rằng nếu việc triển khai images không thành công, phiên bản trước đó sẽ được sử dụng và các truy cập sẽ được định tuyến lại đến phiên bản cũ đó.
Dưới đây là một cuộc nói chuyện tuyệt vời về những điều "nên làm" và "không nên làm" mà Netflix thực hành trong nhóm.
Etsy
Nhiều người trong chúng ta và nhiều doanh nghiệp đã thực sự phải vật lộn với việc triển khai chậm chạp và khó khăn. Tương tự với điều đó, chúng ta có thể đã có kinh nghiệm làm việc trong các nhóm phối hợp kém với nhau.
Với những gì đã đọc từ Amazon và Netflix, Etsy có thể đã cho phép nhóm phát triển tự triển khai mã nguồn của họ vào khoảng cuối năm 2009, thậm chí còn có thể trước hai doanh nghiệp lớn trên. (Thật không thể tin được!)
Một điều thú vị khác mà tôi rút ra được ở đây là khi các nhà phát triển cảm thấy có trách nhiệm với việc triển khai, họ cũng sẽ chịu trách nhiệm với hiệu suất ứng dụng, uptime và các mục tiêu, chỉ số khác.
Văn hóa học hỏi là một phần quan trọng của DevOps, và ngay cả thất bại cũng có thể trở thành thành công nếu chúng ta rút ra được các bài học từ đó. (Tôi không biết câu trích dẫn này thực sự đến từ đâu, nhưng nó có vẻ rất đúng!).
Chúng ta cũng sẽ có thêm một số câu chuyện khác về cách DevOps giúp thay đổi các doanh nghiệp rất thành công.
Tài liệu tham khảo
- How Netflix Thinks of DevOps
- 16 Popular DevOps Use Cases & Real Life Applications [2021]
- DevOps: The Amazon Story
- How Etsy makes DevOps work
- Adopting DevOps @ Scale Lessons learned at Hertz, Kaiser Permanente and lBM
- Interplanetary DevOps at NASA JPL
- Target CIO explains how DevOps took root inside the retail giant
Tóm tắt những ngày đầu tiên của chúng ta khi tìm hiểu về DevOps
- DevOps là sự kết hợp giữa Phát triển (Dev) và Vận hành (Ops) cho phép một nhóm duy nhất quản lý toàn bộ vòng đời phát triển ứng dụng bao gồm Phát triển, Kiểm thử, Triển khai, Vận hành.
- Trọng tâm và mục đích chính của DevOps là rút ngắn vòng đời phát triển trong khi thường xuyên cung cấp các tính năng, bản sửa lỗi, chức năng phù hợp và liên quan chặt chẽ tới mục tiêu kinh doanh.
- DevOps là một cách tiếp cận cho quá trình phát triển phần mềm, qua đó phần mềm có thể được phân phối và phát triển một cách đáng tin cậy và nhanh chóng. Đôi khi còn được nhắc tới với các khái niệm như Phát triển, Kiểm thử, Triển khai, Giám sát (liên tục).
Nếu bạn đã đi được tới đây, bạn chắn hẳn đã biết rõ liệu đây có phải là hành trình bạn muốn theo đuổi hay không. Hẹn gặp lại vào ngày 7.
Ngày thứ 7 chúng ta sẽ đi sâu vào một ngôn ngữ lập trình. Tôi sẽ không cố gắng để trở thành một kỹ sư phát triển phần mềm nhưng tôi muốn có thể hiểu những gì mà họ đang làm.
Chúng ta có thể làm được điều đó trong một tuần không? Có lẽ là không, nhưng nếu chúng ta dành 7 ngày hoặc 7 giờ để học một thứ gì đó, chúng ta sẽ biết nhiều hơn so với khi chúng ta bắt đầu.